-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Một Số Chú Ý Khi Sử Dụng Tai Nghe Để Bảo Vệ Thính Giác
HD AUDIO01 November 2021
Những lưu ý bạn nên "bỏ túi" khi sử dụng tai nghe để bảo vệ thính giác:
1. Chọn tai nghe phù hợp, thiết kế vừa vặn, cách âm
Một trong những nguyên nhân gây hại cho tai đó là khi chọn sai tai nghe. Khi có lẫn tạp âm vào giai điệu đang nghe, bạn sẽ có thói quen tăng âm lượng để lấn át hơn tạp âm lọt vào - vô tình càng khiến tai dễ bị tổn thương.
Cách giải quyết cho tình trạng thì bạn cần phải:
- Chọn tai nghe có công nghệ khử âm chủ động: Những loại tai nghe này thuộc hàng cao cấp, có một microphone để thu lại âm thanh của môi trường ngoài cùng lúc đang phát nhạc. Qua quá trình xử lý, nó sẽ phát ra một loại tần số khử song song với nhạc, triệt tiêu tạp âm kia lọt vào.
- Chọn tai nghe thật vừa vặn với tai: Hãy sáng suốt khi thử tai nghe trước khi mua, vì một chiếc tai nghe có khung vừa khít với vành/lỗ tai sẽ hạn chế tối đa tạp âm lọt qua. Đây là cách ngăn tạp âm thụ động, không phải chủ động như trên, nhưng giá thành sẽ không quá lớn và "dễ thở" hơn.
2. Hạn chế sử dụng tai nghe liên tục
Khi nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng lớn (trên 80dB) trong hơn 1 giờ liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến thính lực. Các nghiên cứu chỉ ra ràng, khoảng thời gian thích hợp để sử dụng tai nghe là 60 phút, để cho tai "giải lao", nghỉ ngơi, không có tổn thương khả thi nào được xuất hiện. Dấu hiệu nhận biết khi tai làm việc quá sức đó là: tai có cảm giác ù, mỏi, nhức. Lúc ấy bạn nên dừng việc đeo tai nghe trong một thời gian để tai ổn định lại.
3. Nghe ở mức Âm lượng vừa phải
Đa số tai nghe đều có thể phát âm thanh tối đa 100dB hoặc cao hơn. Đôi tai của bạn sẽ bị phá hủy nếu nghe âm thanh lớn hơn 100dB liên tục trong 15 phút. Vì vậy để bảo vệ tai, bạn chỉ nên sử dụng mức âm lượng từ 60% trở xuống. Một số ứng dụng nghe nhạc đều hiện ra cảnh báo nếu bạn chỉnh âm lượng vượt mức này. Cường độ âm thanh được khuyến nghị là an toàn cho tai khi nghe tai nghe là 85dB
Hãy đảm bảo mức âm lượng đang nghe không quá 2/3 vạch tối đa - có thể chỉnh dao động thêm chút tùy tai bạn nhạy cảm hay không. Đây là mức được cho là gần với điểm an toàn, có thể chấp nhận được.
4. Hạn chế đeo tai nghe 1 bên
Đây là 1 thói quen không tốt, thường thấy ở dân văn phòng, bạn vừa muốn nghe nhạc, vừa muốn nghe được mọi người xung quanh nói, chúng ta sẽ đeo tai nghe một bên. Đây lại là một thói quen cực kỳ có hại với thính giác. Đeo tai nghe một bên khiến âm thanh không được phát huy tối ưu, buộc chúng ta phải chỉnh âm thanh to lên.
Điều đó rất dễ gây suy giảm thính lực. Hơn nữa, khi một bên tai phải làm việc, bên còn lại thì không như vậy còn có khả năng khiến thính giác hai bên mất cân bằng. Lâu dần sẽ hình thành tình trạng bệnh điếc 1 bên.
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.